Quan điểm về thời gian
Quan điểm thời gian tác động đến tính cách, suy nghĩ và hành động. Tầm tuổi 20 đi chơi khám phá hay tập trung xây dựng sự nghiệp? Sự đa dạng nhìn nhận về thời gian sẽ cho mỗi người một quyết định.
Nhìn nhận đa dạng về hiện tại
Present-Oriented Person: người suy nghĩ và hành động hướng về hiện tại.
Thường quan tâm trải nghiệm tốt trong hiện tại, mang lại sự hài lòng, tránh việc tổn thương ngay lập tức. Có quyết định không bị ảnh hưởng bởi những thông tin đã có trong quá khứ hay tác động bởi suy nghĩ về mai sau. Tuy vậy, dễ bị xúi giục và thuyết phục.
Trạng thái "here and now" cũng đem lại sự trọn vẹn trong từng khoảnh khắc, việc quan sát mọi thứ tường tận cho cảm nhận đầy đủ. Tương đồng như trạng thái khi ta thiền định, không bị quấy rầy bởi những suy nghĩ trong quá khư hay tương lai.
Present-Hedonistic Person: người suy nghĩ và hành động hướng về sự hưởng lạc trong hiện tại.
Khác với nhóm trên một chút, mọi việc luôn tập trung vào trải nghiệm tìm kiếm niềm vui, khoái lạc, tìm kiếm sự đặc biệt trong hiện tại. Thường tập trung vào quá trình và những động lực nội tại thay vì động lực từ bên ngoài.
Tìm kiếm những niềm vui, hạnh phúc giúp cho bản thân tích cực và thú vị với những hoạt động giai trí thể thao, nhưng lại chóng chán, tâm trạng cũng không được ổn định.
Present-Fatalistic Person: người suy nghĩ và hành động hướng theo "định mệnh".
Tôi rất thích câu "Whatever will be, will be" - chuyện gì xảy đến, sẽ đến, mọi thứ diễn ra theo cách như chúng là. Nhưng chỉ dành cho những tác nhân bên ngoài, chứ không dành cho những việc thuộc quyền kiểm soát của tôi, như thân tâm và cuộc đời của mình.
Thay vì chịu trách nhiệm, với cách nhìn nhận này ta sẽ nghĩ cuộc đời mình đã được sắp đặt sẵn, bất kể vấn đề nào xảy ra trong cuộc sống, bệnh tật hay nghèo khó. Ta không hành động và giữ niềm tin không cần phải có kế hoạch vì không có việc gì xảy ra như ta hình dung.
Quá khứ và tương lai
Future-Orientated Person: người suy nghĩ và hành động hướng về tương lai.
Tuỳ vào niềm tin tôn giáo, về cuộc sống bắt đầu sau cái chết thể xác. Trong nhóm này có hai loại là hướng về tương lai dài hạn hoặc tương lai ngắn hạn. Tương lai dài hạn như sự nghiệp 2 năm, bạn sẽ tập trung vào những việc trau dồi kiến thức hoặc các mối quan hệ chất lượng, tương lai ngắn hạn, bạn chỉ tập trung vào các deadline sắp tới.
Người lên kế hoạch giỏi không hẳn là người làm giỏi.
Việc hướng về tương lai, giỏi trong việc lên kế hoạch, chia giai đoạn để đạt được kết quả tốt hơn, Tuy nhiên dễ bị lo lắng, bận rộn quá mức khi không đạt được những trạng thái lý tưởng hay tiến độ mong muốn.
Past-Oriented Person: người suy nghĩ và hành động hướng về quá khứ
Cũng với hai loại, quá khứ tích cực và quá khứ tiêu cực.
Ta ghi nhớ những kỷ niệm đã qua, hoài niệm về gia đình, những mối quan hệ, thành tích, hoặc các câu chuyện được lưu trữ kèm những cảm xúc. Có nhiều kinh nghiệm nhưng dễ "dính mắc" vào những cái mình đã biết, hoặc những thành công mà quên mất hiện tại mình đang như thế nào.
Đối với tiêu cực, đó là những sự ám ảnh, tổn thương về những việc thất bại, bị tác động trong quá khứ.
Nhip điệu cộng hưởng
"A Geography Of Time: The Temporal Misadventures of a Social Psychologist, Robert Levine illustrates the symbiotic relationship between person and people and place or places in which they live."
Robert Levine đã mô tả lại cuộc sống cộng sinh giữa người với người và nơi chốn hoặc nơi chốn tại nơi mà họ sống trong cuốn sách 'A Geography Of Time: The Temporal Misadventures of a Social Psychologist'.
Con người có nhịp sống khác nhau tại mỗi nơi, mỗi thời điểm.
Cùng một người nhưng khi đến một địa điểm nào đó, thực hiện một công việc khác, hoà vào môi trường và tiếp xúc những con người mới. Mọi thứ sẽ thay đổi.
Hai yếu tố tại một nơi có thể làm ảnh hưởng nhịp sống và cách mà con người nhìn nhận là mức sống kinh tế và mức độ công nghiệp hoá.
Ngoài động lực từ bên ngoài của xã hội và cộng đồng, bản thân cũng có những động lực nội tại, ví dụ như đến một nơi để du lịch, dành thời gian giải trí, với gia đình hay trong công việc.
Tôi cũng hay đặt ra khoảng thời gian này là dành cho việc... để đặt đúng trạng thái. Đây cũng là cách mà dòng Smartphone hiện tại tôi đang dùng phát triển tính năng cho người dùng lựa chọn trạng thái khi làm việc, hoặc nghỉ ngơi.
Trở thành người sống có nhịp
Để tránh nặng nề khi mang theo những thứ thuộc về quá khứ, quá tập trung vào những thứ tương lai, hay chỉ quan tâm cảm xúc hiện tại.
Chúng ta cần là một người điều khiển nhịp điệu cuộc sống của mình một cách chuyên nghiệp.
Mỗi sáng khi thức dậy, hãy trở thành một người tương lai ngắn hạn, xác định những việc cần làm ngày hôm nay. Sau đó sống cho hiện tại, vì sự "hiện diện" và "tập trung" luôn đem lại những cảm nhận đầy đủ và những điều chất lượng (chất lượng trong mối quan hệ, chất lượng trong công việc).
Trong mọi quyết định, hãy luôn rà soát những kinh nghiệm của mình, xem xét ngữ cảnh hiện tại và nhận thức kế hoạch tương lai.
Cuối ngày có thể viết nhật ký lại hôm nay và phản chiếu với bản thân mình.
Là Homo prospectus (người tưởng tượng về tương lai) hãy đón nhận những thiết kế cuộc đời mà bản thân khao khát, chấp nhận nỗi sợ của mình và đưa ra những kế hoạch nhỏ để tránh quá áp lực vào những dự định chưa biết sẽ biến chuyển ra sao.
Lựa chọn cho mình một tầm nhìn để phát triển chứ không khiến cho bản thân sống như một nô lệ của một tương lai bất định, có cái nhìn tổng quan hơn nhưng không dính mắc, để đảm bảo đi đúng đường mà vẫn linh hoạt bằng cách quan sát, tìm ra những ngã rẽ khác phù hợp trong hành trình.
"A healthy future-oriented mindset is a must in our fast-pacing and ever-changing world."
Mọi thứ trên đời đều có nhịp điệu, như một bản nhạc, lúc thăng, lúc trầm, lúc nhanh, lúc chậm, hãy cứ quan sát, tôn trọng nhịp điệu của mình và người khác mà không phán xét, đánh giá người khác trên quan điểm thời gian của mình.
Bài viết được tìm hiểu và tham khảo qua các chủ đề liên quan tại nguồn Conversation Agent, The Time Paradox, News Week
#wotn4 #day7
Bài viết thuộc thử thách viết 30 ngày của khóa học Writing On The Net.